Dinh dưỡng đúng cách để tránh biến chứng hạ đường huyết ở người bị tiểu đường

Hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) ở bệnh nhân đái tháo đường xảy ra khi có quá nhiều insulin và không đủ lượng đường glucose trong máu, có thể dẫn đến co giật, mất ý thức. Người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và các dấu hiệu cảnh báo sớm để có thể điều trị kịp thời.

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường có thể gặp khi điều trị bằng insulin hoặc sử dụng thuốc viên điều trị đái tháo đường.

Trong đó, hạ đường huyết khi điều trị bằng insulin có thể do:

– Những sai lầm về cách tiêm và liều tiêm: quá liều insulin; insulin hấp thụ quá nhanh hoặc quá kéo dài do loạn dưỡng mỡ dưới da ở những vùng tiêm insulin lâu ngày; tiêm những vùng hoạt động nhiều (tay, chân); chườm nóng sau khi tiêm; tiêm insulin không đúng cách (tiêm vào cơ),…

– Những sai lầm về chế độ ăn: ăn quá chậm sau tiêm insulin; ăn không đủ, thiếu bữa ăn phụ; bỏ bữa ăn, ăn quá ít mà vẫn tiêm insulin.

– Nguyên nhân khác: do hoạt động thể lực không thường xuyên, chức năng thận bị suy giảm.

 

Trường hợp hạ đường huyết do thuốc viên điều trị đái tháo đường gặp phải khi:

– Uống thuốc xa bữa ăn chính hoặc không ăn nhưng vẫn uống thuốc

– Uống thuốc không đúng liều

– Hoạt động thể lực quá sức

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục

Để đảm bảo đủ dinh dưỡng và cải thiện bệnh, người bị tiểu đường nên nắm vững một số nguyên tắc sau:

1. Ăn nhiều rau, đậu, và trái cây như táo, lê, đào, chuối. Đây là các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

2. Hạn chế khoai tây trắng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng và mì sợi trắng, chỉ ăn như món ăn phụ nhỏ.

3. Hạn chế đồ ngọt tập trung bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao chẳng hạn như kem. Giảm nước ép trái cây, không nhiều hơn một ly một ngày. Hoàn toàn loại bỏ các đồ uống có đường ngọt.

4. Ăn lành mạnh một loại protein ở hầu hết các bữa ăn, chẳng hạn như cá, đậu, hoặc thịt gà không da.

5. Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, bơ, dầu thực vật. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa.

6. Ăn đủ ba bữa ăn và đặc biệt không bỏ bữa sáng.

7. Ăn chậm và dừng lại khi thấy vừa đủ.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân bị tiểu đường nên chú ý đến tập thể dục thường xuyên, tăng cường sức mạnh cơ bắp và tăng sự trao đổi chất cơ bản cũng như cải thiện hiệu quả của insulin, nhờ đó tác động tới việc chỉ số đường huyết khó tăng cao, giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, bệnh nhân nên tránh tập thể dục khi đói. Một bữa phụ lành mạnh trước khi tập luyện sẽ giúp người bệnh duy trì đủ năng lượng cho buổi tập và phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết.

Với cấu trúc đa tầng, thành phần cao cấp (ngũ cốc, các loại hạt bổ dưỡng v.v …), vị ngọt tự nhiên từ cỏ ngọt Stevia (an toàn cho người bị tiểu đường), không chứa các chất hóa học cũng như chất bảo quản, thanh protein PLAY và thanh năng lượng dành cho Golfer do PLAY Nutrition phân phối là hai trong số những gợi ý hợp lí cho bữa phụ của người tiểu đường tập thể thao.

Thanh năng lượng dành cho Golfer

 

Thanh năng lượng dành cho Golfer mang tên SSP Golf Energy Bar nhập khẩu từ Anh Quốc là sản phẩm ưa thích của hàng ngàn khách mời tham gia giải Golf quốc tế danh giá Hồ Tràm Open 2015, và hiện đang được phân phối trên các sân golf lớn khắp Việt Nam.

Thanh Protein PLAY hương bơ đậu phộng 

Còn thanh protein PLAY được sản xuất tại Bulgarie đã tiếp sức cho hàng ngàn vận động viên giải VnExpress International Marathon 2019, và hiện đã có mặt tại các hệ thống phòng tập fitness lớn, các cửa hàng thực phẩm uy tín dành cho người tập thể thao tại TP. HCM và HN như California Fitness & Yoga, Elite Fitness, L’splace v.v.

Để tìm hiểu thêm thông tin về hai sản phẩm này, bạn có thể truy cập website www.playnutrition.vn hoặc Facebook fanpage www.fb.com/playnutrition.vn.

[row]

[col span__sm=”12″ align=”center”]

[button text=”MUA NGAY TẠI ĐÂY” style=”outline” link=”https://playnutrition.vn/cua-hang/”]

[/col]

[/row]