TỪ CHIẾC GIỎ ĐÀO Ở SPRINGFIELD TRỞ THÀNH HIỆN TƯỢNG CỦA TOÀN CẦU

Bóng rổ là môn thể thao quá phổ biến không chỉ mỗi thị trường bóng rổ mà còn là toàn thế giới. Ngày nay ngoài độ phủ sóng từ các cuộc thi về bóng rổ, khi đi trên đường hình ảnh quen thuộc từ các bạn trẻ ôm trái bóng rổ, sân bóng rổ, thậm chí các shop thể thao nơi đâu cũng thấy được mọi thứ từ bóng rổ. 

Nhưng các bạn đã thử tìm hiểu về ‘’CHIẾC RỔ‘’ từ bộ môn này chưa ? Chiếc rổ này từ đâu ? Và ai đã sáng tạo ra chiếc rổ này nhỉ ? Cùng PLAY tìm hiểu ở bài viết này nhé 

 VỀ James Naismith

James Naismith là một sinh viên tốt nghiệp 31 tuổi dạy môn thể dục tại Trường Đào tạo YMCA Quốc tế, nay được gọi là Cao đẳng Springfield, ở Springfield, Massachusetts. James luôn là một giáo viên yêu nghề và cũng rất yêu học trò. Ông đã lắng nghe những phàn nàn của sinh viên về việc phải chơi những môn thể thao trong nhà chán ngắt trong khoảng thời gian lạnh giá của mùa đông miền Bắc nước Mỹ.

Cùng thấu hiểu với James còn có Tiến sĩ Luther Gulick, trưởng khoa Thể chất của trường. Và James được giao nhiệm vụ trong 14 ngày nghĩ ra được 1 môn thể thao phù hợp trước khi mùa đông bắt đầu. Tiêu chuẩn của môn này là “phải là một môn mang tính thể thao, vừa mang tính giải trí, chiếm 1 khoảng diện tích vừa đủ nhà thể chất của trường và dễ chơi với tất cả mọi người”.

BẮT ĐẦU VỚI CÂU CHUYỆN 

Khi các sinh viên buộc phải ở trong nhà nhiều ngày do một cơn bão ở New England. Trong thời gian 2 tuần, James đã cho ra đời một môn thể thao mới, lấy ý tưởng từ những môn mà ông đã dạy học sinh như bóng chày, hockey hay bóng bầu dục, những môn thể thao không chỉ dựa vào sức mạnh của từng cá nhân, mà còn phải dựa trên độ khéo léo và tinh thần đồng đội của các sinh viên. 

Đây là trò chơi đầu tiên sử dụng giỏ làm vòng và biến thành một cuộc ẩu đả. Ngay sau đó, bóng rổ đã phát triển thành một môn thể thao trụ cột của Mỹ. Những chiếc lưới được các vận động viên sử dụng để ném bóng và ghi điểm. Trong trò chơi bóng rổ được yêu thích đã phát triển từ quả đào, hay đúng hơn là những chiếc rổ dùng để thu thập quả đào.

Naismith đến gần người gác cổng của trường, hy vọng anh ta có thể tìm thấy hai chiếc hộp vuông để sử dụng cho mục tiêu. Khi người gác cổng trở về sau cuộc tìm kiếm, anh ta có hai giỏ đào. Naismith đóng đinh các giỏ đào vào thanh vịn phía dưới của ban công sân thể dục, mỗi bên một giỏ. Chiều cao của lan can ban công thấp hơn đó là 10 feet.

Sau đó, ông đã tập hợp các sinh viên, và giáo viên của Trung tâm huấn luyện Quốc tế YMCA lại thành một nhóm gồm 18 người, chia họ ra làm 2 đội, mỗi đội có 9 người, và chỉ định đội trưởng của mỗi đội. Nhiệm vụ của hai đội lúc này là phải tìm cách đưa được bóng (lúc này là quả bóng đá) vào gôn của đội kia. Học sinh sẽ chơi theo đội để cố gắng đưa bóng vào rổ của đội mình.

Hình ảnh chiếc rổ chứa đào 

Sau hơn một trăm năm tồn tại, môn thể thao bóng rổ cũng có nhiều thay đổi so với thời điểm ban đầu, nhưng với tính hấp dẫn vốn có của mình, bóng rổ đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người Mỹ. Chúng ta có thể tìm thấy những rổ bóng được treo khắp nơi trên đất Mỹ, từ khu vực cá nhân đến khu vực công cộng như trên các bức tường, các tòa nhà, thậm chí cả trong phòng riêng.

Bóng rổ Mỹ phổ biến trước hết bởi nó là nơi sản sinh ra những thần tượng cho dân chúng. Và trên hết nó chính là công cụ để gắn kết các sắc tộc trong đại gia đình Mỹ, gắn kết mọi người không phân biệt màu da hay địa lý. Nhờ môn bóng rổ mà những người Mỹ gốc Phi có khả năng thành danh trên đất Mỹ nhiều hơn, và Chính phủ Mỹ cần bóng rổ để xóa ranh giới màu da và sắc tộc.

Không chỉ là món ăn tinh thần, một nét văn hóa của nước Mỹ, mà giờ đây, bóng rổ còn trở thành một trong những môn thể thao phổ biến trên toàn thế giới. Năm 1936, môn thể thao hấp dẫn này đã trở thành một trong những bộ môn thi đấu chính thức trong các kỳ Olympic.

Năm 1949, Liên đoàn bóng rổ chuyên nghiệp Bắc Mỹ (NBA) được thành lập, và đến năm 1950, giải Vô địch bóng rổ Thế giới lần đầu tiên đã được tổ chức tại Argentina. Ngày nay, bóng rổ là môn thể thao có sự góp mặt của hơn 250 triệu vận động viên được đăng ký trên toàn thế giới, và là một gia đình đông nhất với 213 thành viên của Liên đoàn bóng rổ thế giới (FIBA). Còn những cống hiến của người khai sinh ra bộ môn thể thao hấp dẫn này – thầy giáo James Naismith – đã được ghi nhận với việc những giải thưởng thể thao quan trọng nhất về bộ môn bóng rổ của Bắc Mỹ đều mang tên ông.

Qua hơn một trăm năm phát triển, bộ môn bóng rổ giờ đây cũng đã có nhiều sự thay đổi khác biệt so với buổi sơ khai ban đầu, thế nhưng tên tuổi của người phát minh ra nó vẫn được những người hâm mộ nhớ đến.